Căng thẳng ảnh hưởng tới thai kỳ

Trong quá trình mang bầu, điều mà các mẹ dễ gặp phải nhất là tình trạng lo lắng, căng thẳng… thậm chí là trầm cảm. Vậy tình trạng căng thẳng này có ảnh hưởng tới thai kỳ ra sao, mời các mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt

Nhân xơ tử cung nên uống thuốc gì

Nang đám rối mạch mạc trong thời kỳ mang thai


Căng thẳng ảnh hưởng tới thai nhi ra sao?

Sinh non

Trẻ sinh ra bị thiếu cân

Rối loạn giấc ngủ

Các vấn đề về hành vi

Sự phát triển của não

Cách đối phó với căng thẳng trong thai kỳ

Ăn uống đủ chất, đúng giờ

Tập thê dục thường xuyên

Thiền định

Theo đuổi một sở thích

Nói ra vấn đề của mình

Làm những gì mình thích

Đừng lo lắng

Nói chuyện với chuyên gia

Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ đầy đủ thông tin về căng thẳng trong suốt thai kỳ, ảnh hưởng của nó đối với thai nhi và cách đối phó với tình trạng stress.

CĂNG THẲNG ẢNH HƯỞNG TỚI THAI NHI RA SAO?

Mẹ bị căng thẳng kéo dài trong thai kỳ sẽ tác động rất lớn tới sức khỏe của bé.

Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể sẽ gia tăng các hormone coritsol cùng với các hormone chống căng thẳng khác. Trong trường hợp bình thường, những hormone này không gây hại và sẽ giảm dần khi căng thẳng giảm. Nhưng nếu căng thẳng vẫn tiếp diễn, các hormone đó có thể gây hại cho các cơ quan trong cơ thể mẹ và tác động tới thai nhi.

Những nguy cơ mà em bé sẽ gặp phải khi mẹ căng thẳng trong thai kỳ:

Sinh non

Trong nhiều trường hợp, mẹ căng thẳng trong suốt thai kỳ có thể gây sinh non.

Trẻ sinh ra bị thiếu cân

Căng thẳng kéo dài có thể khiến bé sinh ra bị thiếu cân. Cơ thể mẹ tự có thể tăng cân rất ít nếu bị căng thẳng trong thai kỳ và điều này sẽ ảnh hưởng tới thai nhi.

Mẹ bị căng thẳng, bé sinh ra có thể gặp vấn đề về hành vi, thay đổi thành phần hóa học trong não.

Rối loạn giấc ngủ

Các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ bị căng thẳng mãn tính trong thai kỳ có nhiều khả năng sinh ra bé bị rối loạn giấc ngủ.

Các vấn đề về hành vi

Nếu mẹ bị căng thẳng quá mức trong khi mang thai thì con sinh ra có thể gặp các vấn đề về hành vi.

Sự phát triển của não

Căng thẳng trong khi mang thai có thể làm thay đổi thành phần hóa học trong não thai nhi và dẫn tới các biến chứng về sau.

CÁCH ĐỐI PHÓ VỚI CĂNG THẲNG TRONG THAI KỲ

Mẹ cần duy trì lối sống lành mạnh để chế ngự căng thẳng trong thai kỳ.

Khi các mẹ mang thai, căng thẳng trong cuộc sống thường ngày sẽ không tự nhiên mà biến mất. Công việc căng thẳng, tới văn phòng thì đường tắc, các vấn đề hôn nhân… nói chung có rất nhiều lý do để mẹ bầu cảm thấy căng thẳng. Ngoài ra, các hormone khi mang thai cũng góp phần làm cho tình hình căng thẳng của mẹ bầu thêm tồi tệ hơn.

Dưới đây là cách để hạn chế căng thẳng trong thai kỳ xuống mức tối thiểu:

Ăn uống đủ chất, đúng giờ

Căng thẳng có thể khiến các mẹ bầu không thiết tha ăn uống. Nhưng điều này lại khiến mẹ rơi vào vòng luẩn quẩn của chứng bệnh này. Thói quen ăn uống không lành mạnh như ăn đồ ăn vặt, ăn thất thường có thể khiến tình trạng căng thẳng nặng hơn. Vì vậy, các mẹ hãy cố gắng duy trì một chế độ ăn lành mạnh, đúng giờ.

Tập thê dục thường xuyên

Tập thể dục có thể là biện pháp rất tốt để xóa tan căng thẳng. Vì thế, mẹ bầu hãy luyện tập thường xuyên để có một thai kỳ khỏe mạnh. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên đi bộ, bơi lội và tập yoga.

Thiền định

Đây là một cách rất tuyệt để không bị căng thẳng khi mang thai. Có rất nhiều kỹ thuật thiền định mà mẹ bầu có thể thực hành theo.

Theo đuổi một sở thích

Theo đuổi đam mê, sở thích là cách tuyệt vời để duy trì sự tích cực và xua tan căng thẳng.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu tình trạng căng thẳng trong thai kỳ nghiêm trọng.

Nói ra vấn đề của mình

Nếu gặp phải một vấn đề khiến bản thân ức chế, các mẹ bầu hãy thảo luận với bạn bè, gia đình và chồng mình. Đây là cách giúp ích rất nhiều trong việc ngăn chặn và đẩy lùi căng thẳng.

Làm những gì mình thích

Trò chuyện với bạn bè, đọc sách, xem phim, nghe nhạc… các mẹ hãy làm bất cứ điều gì mình thích để duy trì tâm trạng thoải mái trong suốt thai kỳ.

Đừng lo lắng

Lo lắng luôn đi kèm với căng thẳng. Những hãy cố gắng vượt qua trạng thái này các mẹ nhé.

Nói chuyện với chuyên gia

Nếu mẹ bầu không thể tự mình vượt qua căng thẳng, hãy trò chuyện với một bác sĩ tâm lý. Đây là một cách rất tốt mà các mẹ có thể làm cho bản thân và em bé của mình.

thaisanthucuc's Ownd

0コメント

  • 1000 / 1000