Một em bé khỏe mạnh luôn là điều mà tất cả các bà mẹ mong muốn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ sẽ phải nhận tin thai nhi chậm phát triển. Vậy đâu là những yếu tố và nguyên nhân tiềm ẩn dẫn tới tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển
Những rủi ro khi thai nhi chậm phát triển
Phòng ngừa thai nhi chậm phát triển
Thai nhi chậm phát triển (hay còn gọi là hạn chế tăng trưởng trong tử cung) là tình trạng thai nhi tăng trưởng chậm trong thai kỳ. Khi đó, kích thước của thai nhi sẽ nhỏ hơn so với kích thước trung bình tại tuổi thai kỳ đó.
Sẽ có 2 loại thai nhi chậm phát triển:
Chậm phát triển nguyên phát hoặc đối xứng: tức là em bé có cơ thể đối xứng tương ứng với các cơ quan nội tạng nhưng nhỏ hơn so với kích thước một em bé bình thường ở độ tuổi đó.
Chậm phát triển thứ phát hoặc không đối xứng. Em bé có đầu và não bình thường nhưng thân hình lại nhỏ hơn so với tuổi thai. Tình trạng này không biểu hiện rõ rệt cho tới tam cá nguyệt thứ ba.
Thai nhi chậm phát triển sẽ gây ra nhiều hệ lụy về sau cho bé.
NGUYÊN NHÂN KHIẾN THAI NHI CHẬM PHÁT TRIỂN
Nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển được chia làm 3: do mẹ, do thai nhi và do nhau thai.
Sức khỏe của mẹ rất quan trọng để bé nhận được mọi dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển.
Sức khỏe thai nhi cần thiết để đảm bảo em bé nhận được mọi dưỡng chất mẹ cung cấp.
Nhau thai có đủ khỏe thì mới mang được dưỡng chất từ mẹ sang con.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến thai nhi chậm phát triển.
Tất cả những yếu tố dưới đây sẽ cản trở sự tăng trưởng của thai nhi và chúng sẽ nằm trong những loại nguyên nhân được phân chia ở trên:
Tiền sản giật: khi mẹ bị tiền sản giật, huyết áp sẽ cao, gây nén ép tĩnh mạch. Lúc này, dòng chảy của máu đến thai nhi bị hạn chế, cắt giảm cung cấp oxy và dưỡng chất cho em bé, dẫn đến thai nhi tăng trưởng chậm.
Mang đa thai. Trong trường hợp này, nhau thai không thể đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của nhiều trẻ. Hơn nữa, mẹ mang đa thai có nguy cơ tiền sản giật cao hơn. Những mẹ mang song thai có nguy cơ thai nhi chậm phát triển từ 25-30%.
Nhiễm trùng: bất cứ căn bệnh nhiễm trùng nào truyền từ mẹ sang con cũng có thể khiến thai nhi chậm phát triển.
Lượng nước ối thấp: cần có đủ nước ối để thai nhi phát triển bình thường, lượng ối thấp có thể hạn chế sự tăng trưởng của bào thai.
Suy nhau thai: trong trường hợp này, nhau thai không hoạt động hiệu quả, em bé không được cung cấp đủ oxy và dưỡng chất, dẫn đến tăng trưởng chậm.
Dây rốn gặp bất thường: dây rốn kết nối thai nhi với nhau thai, nó có 1 tĩnh mạch và 2 động mạch rốn. Nếu dây rốn chỉ có 1 động mạch thì thai nhi sẽ bị chậm phát triển.
Khám thai định kỳ là điều cần thiết gúp bác sĩ phát hiện những bất thường của thai nhi và có hướng xử lý kịp thời.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như
Mẹ nhỏ người, lượng dinh dưỡng mẹ nạp vào suốt thai kỳ, tử cung có hình dạng hoặc kích thước bất thường, các bệnh liên quan đến mạch máu như tiểu đường, chảy máu tái phát, mẹ bị bệnh mãn tính như hồng cầu hình liềm, các bệnh về nhiễm sắc thể như hội chứng Turner, hội chứng Down…
Mẹ có lối sống không lành mạnh: hút thuốc lá, thiếu cân, uống rượu, dùng ma túy, chế độ ăn nghèo nàn, tiếp xúc với phóng xạ hoặc hóa chất liều cao.
0コメント